(Tiếp theo) - La Vang đây rồi, 6 g00 chiều mới đến. Như đã nói đường từ Huế trở đi rất xấu nên đi khá chậm. Đến nơi, trưởng đoàn vội phân chổ ở cho mọi người ổn định hành lý, tắm rửa...
< Trước cổng Trung tâm hành hương La Vang.
Cha chánh xứ thông báo Đoàn sẽ dâng Thánh lễ taị Linh đài Đức Mẹ lúc 20g.
Nơi nghỉ do các Soeur Dòng Mến Thánh giá dựng nên khá khang trang, có nhiều phòng tập thể nhưng vẫn đủ tiện nghi như máy lạnh, nước nóng...v.v.
Ngoài ra còn có nhà ăn cũng do các soeur đảm nhiệm.
< Từ cổng vào đến Linh Đài qua một quảng trường lớn với 2 hàng tượng hai bên.
< Nhà nghỉ có nhiều phòng tập thể.
Sau khi vệ sinh tắm rửa, lúc 20g cả đoàn tập trung nơi Linh đài Đức Mẹ vì hôm có có nhiều đoàn của các Giáo Xứ khác cùng đến nên các Linh mục đã cùng nhau hiệp Lễ cho 3 GX cùng lúc.
< Khu này mới xây cao cấp hơn.
< Ta cũng có thể ra bên ngoài, nhiều phòng trọ sẳn sàng phục vụ các bạn.
< Dâng Lễ tại Linh đài.
Buổi Lễ diển ra trang trọng, mọi người đều thành kính cầu nguyện. Hôm đó trời mát , không có mưa nên Lễ diển ra thuận lợi.
< Đoàn người thắp nến tiến lên Lễ đài.
< Tháp chuông vào ban đêm.
Năm 1961, nhà thờ La Vang được tôn phong là Vương Cung Thánh Đường.
Nhà thờ được thiết kế phong cách cổ mang dáng dấp Châu Âu với 2 tầng mái, tháp chuông hình vuông.
< Sau khi dâng lễ.
Quần thể La Vang ngoài nhà thờ và Linh đài Đức Mẹ còn có quảng trường rộng với 15 pho tượng ở hai bên.
< Đức Mẹ với trang phục phong cách Việt Nam.
Thời kỳ chiến tranh Việt Nam, nơi đây từng xảy ra cuộc chiến ác liệt. Bom đạn tàn phá tan hoang, điều kỳ lạ là tháp chuông nhà thờ và tượng Đức Mẹ vẫn nguyên vẹn.
< Tháp chuông nơi còn sót lại sau chiến tranh.
Hồi nhỏ, mình ấn tượng với bức ảnh ông N.V.T quì trước tượng Đức Mẹ trong cảnh hoang tàn đổ nát sau cuộc chiến. Tự nhủ là sẽ có dịp đến đó, lòng mong ước đó mấy chục năm mới thực hiện được.
< Dấu vết đạn vẫn còn trên gạch.
Có nhiều ý kiến về xuất xứ tên gọi La Vang. Người cho rằng lúc xưa người ta đi vào khu vực này, khi gọi nhau đã la lên tạo tiếng vang nên gọi là La Vang.
< Tượng Đức Mẹ khác.
Lại có người cho rằng La Vang do đọc trại từ lá vằng (một loại cây lá rừng, phơi khô nấu nước uống chữa được nhiều thứ bịnh), mình nghĩ có lẽ đúng hơn. Có thể người Pháp ghi tên địa danh không có dấu nên đọc ra như vậy.
< Nhà ăn, người mặc áo trắng là Linh mục Ernest Hưởng chánh xứ nhà thờ Huyện Sĩ.
Tương tự như không giải thích được các địa danh La Gi hay La Gàn ở Bình Thuận.
Lá vằng được các soeur nấu lên cho vào các bình nước để dọc hành lang cho mọi người uống, mình uống thấy đăng đắng, không thích lắm.
< Tạm biệt La Vang, tạm biệt Mẹ.
Sáng hôm sau, lúc 5g: đoàn lại dâng Lễ Đức Mẹ lần nữa rồi ăn sáng, chuẩn bị ra về.
Sau khi trả phòng, theo chương trình đoàn sẽ ghé chợ Đông Hà rồi về Huế nhưng do nhiều người muốn về Huế sớm nên Đoàn bỏ tiết mục này và về Huế luôn.
Còn tiếp...
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5
Phương Nguyên
Du lịch, GO!
Những bài cùng tác giả:
- Sau 20 năm, chúng tôi tái ngộ Hà Tiên.
- Đà Nẵng, một chuyến đi.
Home »
Chuyến đi kỳ thú »
Địa danh »
Thắng cảnh tâm linh »
6 ngày rong ruổi với đoàn hành hương La Vang (P3)
Saturday, August 16, 2014
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment