(DTO) - Cách thị trấn Mai Châu độ hơn 10 km đường, lối vào Mường Hịch quanh co theo chân núi, bồ ruộng phì nhiêu, mang đến cảm giác thật bình yên và không kém phần lãng mạn. Vùng đất cọp trêu người thuở nào của thời “quân xanh màu lá” nay đẹp lạ lùng…
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, vùng đất Mai Hịch còn có tên Mường Hịch, là một trong những nơi trú, đóng và cũng là địa bàn hoạt động chủ yếu của đoàn quân Tây Tiến ở miền biên viễn xa xôi này. Mai Hịch là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện 13 km, giáp ranh với 2 xã thuộc huyện Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa, với 96% là dân tộc Thái sinh sống rải rác dọc theo suối Xia và rừng nguyên sinh, đồi cọ.
Về Mường Hịch để tìm lại trong ký ức về vùng đất khi xưa đoàn quân tây tiến đã từng in dấu chân, thỉnh thoảng lại vẳng bên tai tiếng hổ gầm đầy ngạo nghễ, như thách thức của bầy cọp dữ nơi cánh rừng phía trước mặt.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
< Đường lên Mường Hịch.
Theo lời thơ Quang Dũng, Mường Hịch những năm trước là nơi hiểm yếu, rừng rậm nguyên sinh, đêm đêm vẫn có cọp ra quấy nhiễu, cả vùng chỉ có vài chục nóc nhà, nhà nào cũng phải làm thật cao, cắm chông bốn phía đề phòng bất trắc, ấy vậy mà thỉnh thoảng vẫn có người bị cọp vồ ăn thịt.
Bây giờ, Mường Hịch đã không còn có cọp nữa, cuộc sống yên bình của người dân nơi đây đổi thay từng ngày. Dòng suối Sia vẫn chảy đêm ngày để đổ ra dòng sông Mã, sương núi bảng lảng, lẫn trong mùi khói bếp nhà ai là mùi của cơm nếp thơm lừng níu chân lữ khách.
< Trường Tiểu học Mai Hịch (Mường Hịch).
Cung đường từ Mai Châu xuôi theo quốc lộ 15A đến Co Lương uốn mình theo dòng sông Mã, sông Mã mùa này cuộn chảy đỏ ngầu hùng vĩ đến lạ thường. Có thể nói đây là một cung đường tuyệt đẹp, hoang sơ, một bên là dòng sông Mã cuộn chảy, một bên là vách núi hiểm trở với những đoạn cua tay áo thách thức bất cừ tay lái cừ khôi nào. Cung đường này cảnh đẹp nhưng khá nguy hiểm bởi nhiểu khúc cua, dốc đứng, đường hẹp.
Khác với Bản Lác là địa danh du lịch quen thuộc, Mường Hịch là một bản du lịch mới mẻ, có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Để mỗi khi đến đây, những mệt mỏi, stress, lo toan về cuộc sống cơm – áo – gạo – tiền… dường như tan biến khi đắm mình trong khungcảnh hùng vĩ của núi rừng, thanh bình của đồi cọ nương nếp, lẫn trong những điệu xoè, trống sạp của những chàng trai, cô gái thôn quê hóa thân thành nghệ sĩ…
< Nhà văn hóa Mường Hịch.
Địa danh ấy vẫn còn đó dòng suối cát trắng như minh chứng cho tinh thần vượt gian khổ của những người lính Tây Tiến năm xưa. Một số người già trong bản kể lại: cách đây hơn chục năm, vẫn còn một vài vật dụng như bình toong, áo của người lính Tây Tiến để lại trên vách đá.
Ngày này, cơm lam hay chính cơm nếp xôi trong thơ Quang Dũng đã trở thành một đặc sản không thể thiếu đối với những du khách đến du lich tại đây.
Đĩa xôi như đất trời Tây Bắc thu nhỏ, ngào ngạt hương hoa như bông hoa ban được kể trong những câu chuyện huyền thoại.
< Khác với Bản Lác là địa danh du lịch quen thuộc, Mường Hịch là một bản du lịch mới mẻ, có sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên.
Trong xôi ngũ sắc mỗi màu đều có ý nghĩa riêng của mình: màu vàng là màu của ước mong no ấm và phồn thịnh; màu đỏ là màu của nỗi niềm mơ ước khát vong; màu đen là màu của đất đai trù phú; màu xanh là màu thể hiện cho ầu trời cao rộng và cuối cùng là màu trắng thể hiện cho tình yêu trong sáng thủy chung.một đĩa xôi tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng cả đất trời cùng với tình người sâu nặng.
Và chính vì ý nghĩa thông điệp ấy khi thưởng thức người lữ khách không chỉ cảm nhận được sự tín ngưỡng, nét đẹp và văn hóa của con người nơi đây.
Lên Mường Hịch vào bất kỳ thời điểm nào, thời gian nào. người ta cũng thấy đẹp. Cảnh đẹp ở đây có thể ví nó giống như một thiếu nữ đang độ xuân thì đầy quyến rũ. Nếu ai đã từng một lần vượt những con “dốc gió”, qua những “đèo mây” về miền Tây Tiến chắc sẽ nhớ mãi về Mường Hịch…
Giờ đây, đường lên Mường Hịch đẹp mơ màng, đẹp bởi núi rừng Tây Bắc ẩn hiện trong sương sớm, trong mây bồng bềnh trắng muốt. Giống như một cánh cửa đóng sập trước mắt rồi lại mở toang ra những khoảng trời mướt xanh điểm tô thêm màu sắc của co cây hoa lá. Hãy một lần trải nghiệm theo dấu chân người lính năm xưa để thấy đất nước mình đẹp hơn…
Theo Song An (Dân Trí), Che Trung Hieu
Du lịch, GO!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment