Khách du lịch “balo” truyền cho nhau phương thức chọn mua một chiếc xe máy cũ dạng “bổ và rẻ”, vốn rất phù hợp để khám phá Việt Nam.
Thị trường xe máy cũ và cho thuê xe máy hiện nay tại các đô thị lớn ở Việt Nam thường vẫn coi khách du lịch nước ngoài là đối tượng khách hàng tiềm năng. Người nước ngoài nhận ra rằng, di chuyển bằng xe máy ở Việt Nam là vừa rẻ lại phù hợp nhất để khám phá đất nước hình chữ S.
Chính vì vậy, các ông, bà “Tây” đã tự đúc kết và truyền nhau những kinh nghiệm tích luỹ về việc mua và sửa xe máy, nếu không muốn thành “gà”. Họ có thể tìm kinh nghiệm trên trang Wiki how, một kênh chia sẻ kiến thức lớn nhất hiện nay tại Mỹ.
Có 12 bước để họ tìm kiếm và sử dụng một chiếc xe máy cũ tại Việt Nam. Hãy cùng khám phá quy trình thú vị dưới đây, chia sẻ bởi các “ông Tây”.
1.Theo luật thì muốn chạy xe máy ở Việt Nam cần có giấy phép lái, giấy tờ xe, bảo hiểm...Tuy nhiên, với những xe dưới 175cc, có thể bỏ qua vì hiếm khi bị cảnh sát hỏi thăm. Nhưng với những xe phân khối lớn thì hãy dè chừng.
2. Có thể tìm mua xe máy trên mạng cho người nước ngoài, thông qua các trang web như Craigslist hoặc Travelswop, nơi có nhiều người du lịch bán lại xe sau hành trình khám phá Việt Nam.
3. Ngân sách dùng để mua xe máy cũ có thể bắt đầu với 300 USD. Nhưng nên nhớ rằng, hãy bỏ thêm một chút hoa hồng để thuê một người thợ sửa xe kiểm tra hàng giúp mình.
4. Việc mua xe máy từ cửa hàng xe cũ không đảm bảo rằng bạn sẽ "an toàn", đó là lý do bạn cần người hiểu biết giúp đỡ. Còn lại chuyện sửa xe không cần phải lo lắng nhiều, bởi từ Hà Nội tới Tp.HCM, có rất nhiều các tiệm sửa xe dọc đường.
5. Cần có một cái nhìn tổng quát về chiếc xe định mua: có sạch sẽ không, các bộ phận nào han gỉ, hệ thống dây điện có gọn gàng không, nước sơn bên ngoài có thể xử lý sau nhưng các bộ phận của xe phải dùng được.
6. Kiểm tra khung xe, xe có thẳng hay xuất hiện mối hàn đáng ngờ (xe tai nạn). Một vài chỗ gỉ trên xe sẽ không vấn đề gì nhưng nếu có đoạn sơn đáng ngờ, cũng đừng ngại chất vấn chủ xe.
7. Kiểm tra kỹ lốp xe, kiểm tra độ mòn bề mặt lốp hoặc các vết nứt cạnh.
8. Kiểm tra các thiết bị điện tử bằng cách thử hoạt động của chúng như xem đèn, xi-nhan, đèn phanh, còi... Dùng tay đo vầng sáng trên tay chiếu từ đèn pha, ở khoảng cách xa và giảm dần. Một chiếc đèn tốt thì quầng sáng phải sắc nét khi rọi gần.
9. Với xe dùng nan hoa, kiểm tra bằng cách nén xe xuống với các lực khác nhau và xem có tiếng động nào lạ không. Nếu không có hiện tượng hay phản xạ gì xảy ra ở các chân nan hoa thì có thể yên tâm.
10. Kiểm tra xem bánh răng, vòng bi hoạt động tốt hay không bằng cách dùng tay quay trục bánh phía sau, nghe ngóng tiếng động lạ. Dựng chân chống giữa và vận hành ở mức ga ổn định xem tốc độ vòng quay, trục và xích có ổn định hay không?
Kiểm tra độ ổn của trục bánh sau bằng cách dùng 2 tay kéo về phía sau và đẩy ngược lên phía trước. Nên kiểm tra cả 2 bánh.
Kiểm tra siết ốc tay lái, lắc qua lắc lại
11. Sau khi đã ổn định với chiếc xe mới mua, bạn cũng nên nắm được chi phí sửa chữa xe thường có mức giá như sau:
- Thay săm lốp trước: 120.000 đồng
- Thay săm lốp sau: 150.000 đồng
- Thay dầu: 80.000 đồng
- Sửa hệ thống dây điện đèn: 20.000 đồng
- Thay vòng bi bánh xe: 50.000 đồng/bánh
- Thay mặt đồng hồ: 30.000 đồng
- Rửa chế và lọc gió: 70.000 đồng
12. Lưu ý khi mua xe, bạn sẽ nhận được một giấy tờ sở hữu xe (của chủ cũ) màu xanh, kiểm tra các thông tin trên giấy này. Nên nhớ, nếu không có bạn sẽ có thể phải đối mặt với lựa chọn có nên "hối lộ" cảnh sát hay không khi bị kiểm tra. Cần giữ giấy này theo bên người.
Theo Xe và Đời sống/Kiwihow
Du lịch, GO!
Wednesday, October 15, 2014
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment