Monday, February 23, 2015
Cao nguyên Đá, những chuyện chưa kể (P2)
(TTO) - 16h chiều: Một ngày nhiều mây đôi lúc thấp thoáng vài tia nắng mặt trời chiếu xuống. Hai chúng tôi cùng cưỡi trên con xe máy biển 24 bắt đầu cuộc hành trình lên đèo Mã Pí Lèng. Từ trung tâm Mèo vạc lên đỉnh đèo khoảng 13 km, đoạn đường khá dễ đi nhưng vòng vèo đúng chất đường vùng cao. Một bên núi cao một bên là những con đường ngoằn ngoèo sâu tít phía dưới dẫn xuống các bản, các xóm ven bờ sông Nho Quế.
Sông Nho Quế Bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn (Vân Nam - Tàu) cao 1.500 m, chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, xẻ qua cao nguyên Đồng Văn, qua các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc thuộc địa phận tỉnh Hà Giang để nhập vào sông Gâm tại Na Nát thuộc xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng (Google).
Đi được khoảng 10km, chúng tôi không cưỡng được vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng nên đã dừng xe ngay tại dốc lên đèo, cầm máy, thả tầm mắt ra xa , nơi thấp thoáng dòng sông Nho quế ở tít phía dưới và những con đường vòng vèo ruột dê bám núi ở phía dưới.
Ước chừng độ cao từ chỗ đứng xuống phía dưới khoảng hơn 700m theo chiều thẳng đứng. Shot .... shot ... và Selfie... Lại lên xe và đi...
< Con đèo nổi tiếng Mã Pí Lèng.
Cuối cùng chúng tôi đã tới đỉnh đèo, nơi đây chúng tôi đã gặp đội tình nguyện viên thuộc huyện Đồng văn ở đây. Các bạn được phân công nhiệm vụ đón khách, hướng dẫn chỉ đường cho khách du lịch đường đến với hội chợ tình Khâu vai diễn ra vào tối hôm đó. Dulichgo
Thật tiếc chỗ ngắm cảnh trước đây để có thể nhìn toàn bộ khung cảnh từ đỉnh Mã Pí Lèng đã bị phá và đang xây lại, chỗ ngắm cảnh được dịch xuống phía dưới (theo phương thẳng đứng) cách điểm cũ khoảng 20m và xây bê tông (theo quan điểm riêng mình không thích như vậy vì đứng đó ngắm không sướng).
Đứng trên đỉnh đèo ta có thể thấy rõ dòng sông Nho Quế đang uốn lượn phía dưới thật là đẹp. Dòng sông đi qua khe giữa hai đỉnh ngọn núi cao ngất. Theo như mình biết từ đỉnh ngọn núi này xuống đến mặt sông cao khoảng 850m, xa xa một vài ngôi nhà nằm ven sông nhìn trông thật nhỏ bé trước thiên nhiên.
< Cuối cùng thì vẫn chụp được gương mặt.
Mình xin nói sơ qua về lịch sử của một trong tứ đại đỉnh đèo này:
Đèo Mã Pí Lèng thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Con đường này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó, riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. (Google).
< Những đứa trẻ sinh ra từ đá.
Kết thúc chuyến lên đỉnh đèo chúng tôi bắt đầu quay về với việc về số 2 và bỏ ga từ từ bò xuống. Qua cái lúc háo hức với đèo Mã Pí Lèng giờ mới là lúc khám phá và nhìn ngó lại 2 bên quãng đường vừa đi qua. Những cuộc sống của người dân H’mông , những khoảnh khắc đời thường, những đứa trẻ còn rất nhỏ mà ở tuổi này đáng lẽ các em phải được đến trường, bi bô học đánh vần... thì giờ chúng phải cắt cỏ men các sườn núi, nhỏ thì ngồi chơi trên mặt đường chờ anh chị cắt cỏ phía dưới. Dulichgo
Chúng tôi bắt gặp 4-5 em nhỏ vừa cắt cỏ xong, trên lưng là những bó cỏ to đùng mà đáng ra phải là những chiếc cặp đựng đầy sách vở. Chúng bắt đầu đi bộ về nhà sau khi đã có những bó cỏ trên lưng. Dừng lại hỏi thăm thì được biết nhà các cháu ở tít sâu phía trong và nếu đi bộ thế này chắc khoảng 7h tối về đến nhà (2 tiếng và dọc đường ko có đèn chiếu sáng.
< Khi có khách lạ.
Đang đi chậm chậm trên đường vắng tanh bỗng bắt gặp 2 mẹ con đang cõng 2 bó củi to đùng, với khung cảnh xung quanh như vậy và con người như vậy, tôi vội nhảy ngay xuống đất và bắt đầu rình khoảnh khắc. Cũng phải thật cám ơn cái ống kính 85 1.8G Nikon với khả năng lấy nét nhanh và tốt tôi đã đón đầu 2 mẹ con họ. Nhưng hễ dơ máy lên là cả 2 cúi gằm mặt xuống và đi... nhưng sự tò mò của họ có giới hạn, và họ cũng đã ngẩng mặt lên. Click ! xong... tôi đã lấy được khuôn mặt họ rồi!
< Một cái dây chun đen buộc hàng cũng là cái để các em ngậm.
Vẫn còn tiếc nuối với khung cảnh và con người tôi đã chụp thêm 1 tấm nữa sau lưng.
Trên suốt đoạn đường về quay lại Mèo vạc chúng tôi còn dừng lại và giao lưu với một số gia đình người dân tộc ven đường.
Về đến trung tâm huyện lúc này cũng hơn 6h tối, ý định lên chợ Tình Khâu vai (khoảng 23km đường đèo dốc) vào buổi tối đành gác lại vì đường khá xấu và quanh co chúng tôi quyết định ở lại huyện Mèo Vạc để tham dự cuộc Thi Người đẹp vùng cao tổ chức tại Sân vận động trung tâm Huyện... để sáng sớm hôm sau sẽ khởi hành lên Khâu Vai.
Hết
Phần 1 - Phần 2
Theo Tinh Tế
Du lịch, GO!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment