(TTO) - Tết đến những làng bánh truyền thống như bánh thuẫn, mì xốp, bánh nổ… ở các làng quê Quảng Ngãi lại tất bật chuẩn bị đưa sản phẩm truyền thống ra các gian hàng bánh kẹo ngày xuân. Dù bánh kẹo công nghiệp chiếm phần lớn thị trường nhưng mùi thơm dịu nhẹ ở các làng nghề đang trở lại với tết của người Việt.
< Bánh thuẫn được dồn bao chuẩn bị chuyển đi.
Gìn giữ hương vị tết xưa
Con đường dẫn vào làng nghề bánh thuẫn (thôn Tiên Đào, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn) mùi thơm dịu nhẹ của làng bánh trứ danh một thời quyện trong cái lạnh của những ngày giáp tết.
< Bánh thuẫn được đưa vào lò sấy.
Gia đình ông Nguyễn Phùng là gia đình duy nhất còn giữ lại nghề bánh truyền thống này. Vừa làm bánh ông vừa kể: “Ngày xưa tết đến là mấy chục hộ làm bánh thuẫn nhưng do không cạnh tranh được với bánh ngoại nên người ta bỏ nghề hết, giờ chỉ còn mình gia đình tôi làm thôi”. Trong cơn mưa lâm thâm giữa trưa, hơn 10 người chia nhau từng công việc, người đập trứng, khuấy bột, người đổ vào khuông, canh lửa và sấy bánh… những đứa trẻ hăng hái khi được người lớn chỉ bảo làm bánh. Dulichgo
Cháu Nguyễn Văn Nhất Bình được cha mẹ chỉ cách đánh bột bằng tay dù có máy đánh bột. “Cho cháu làm thủ công tự làm bột đổ bánh để cảm nhận được hương vị tết mà lúc tôi bằng tuổi cháu đã được cha mẹ truyền cho”, ông Phùng tâm sự.
< Đặc sản đường phèn Quảng Ngãi cũng trở lại với tết cổ truyền.
Tại làng bánh nổ Điền Trang (xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa) những ngày cuối năm cả làng tấc bật làm bánh cung ứng cho bạn hàng khắp mọi miền Tổ quốc.
Đến lò bánh nổ của chị Trần Thị Kim Anh, chị cho biết ngày thường làm 50kg bánh thành phẩm. Những ngày cuối năm mỗi ngày 12 nhân công trong lò làm hơn 300kg bánh. “Làng này no đói cũng từ bánh nổ. Tết to hay nhỏ tùy người tiêu dùng có ưu chuộng hay không”. Trong những tháng này, mỗi sáng từ 3 giờ cả làng thức dậy: kẻ nhuốm lò than bung vỏ nếp, nấu đường, chuẩn bị gừng, người sửa soạn khuôn bánh, mài dao cắt bánh.
Tùy theo bạn hàng đặt ít hay nhiều, có người đến chiều tối là nghỉ, có người đến 22g mới xong công việc. Ông Trần Đình Tịnh cho biết nghề bánh gia truyền của làng trải qua thời gian vẫn được gìn giữ. Tết đến với làng bắt đầu từ mùi hường bánh và hương gừng quẩn quanh khắp làng.
< Bánh nổ làm thủ công ở làng Điền Trang dịp Tết Nguyên đán năm nay được nhiều gia đình ưa chuộng.
Cũng theo ông Tịnh, nghề làm bánh nổ thủ công ở Điền Trang mấy trăm năm nay hầu như chẳng thay đổi gì, nét văn hóa tết của làng vẫn tồn tại và duy trì qua nhiều thế hệ. Dulichgo
Người tiêu dùng trở lại bánh xưa
Không cầu kỳ và có nhãn mác bắt mắt như bánh công nghiệp, trong một thời gian dài bánh cổ truyền gần như mất hút. Hiếm hoi lắm mới có vài gia đình mời nhau một chiếc bánh thuẫn ngọt nhẹ hay bánh mì xốp dòn dòn. Nhưng nay các loại bánh truyền thống đã trở lại và thu hút người tiêu dùng. Theo ông Tịnh, bánh nổ đang được người dùng ưa thích trở lại.
Từ đầu tháng chạp đến nay gia đình ông đã nhận hơn 50 đơn đặt hàng của các siêu thị và bạn hàng khắp khu vực miền Trung, Tây nguyên với số lượng lên đến 250.000kg bánh. “Không chỉ nhà tôi mà các gia đình khác cũng thế.
< Bánh mì xốp cổ truyền cũng trở lại với thị trường Tết Nguyên đán.
Trong ba năm gần đây số lượng đặt hàng tăng lên rất nhiều. Người mua cũng đa dạng hơn, thậm chí nhiều bạn hàng tận TP.HCM, Đồng Nai… cũng đặt bánh nổ để bán tết”.
Ghi nhận tại các chợ và siêu thị bánh nổ, thuẫn, mì xốp được nhiều người tiêu dùng chọn mua. Theo ông Lê Hồng Ca, giám đốc siêu thị Co.op Mart Quảng Ngãi, hệ thống siêu thị Co.op Mart trên toàn quốc năm nay đã ký hợp đồng mua khoảng 1 tấn bánh mì xốp, bánh thuẫn, bánh nổ cũng tương tự.
“Có thể nói sức mua của người tiêu dùng đối với bánh tết truyền thống ngày một tăng. Trong ba năm trở lại đây, bánh tết truyền thống đã có chỗ đứng trên thị trường bánh tết” - ông Ca nói.
Trong các kệ hàng tết được bày bán tại các chợ, bánh tết cổ truyền được bày bán rất nhiều. Tại quầy bánh tết của tiểu thương Lê Thị Vân (chợ Quảng Ngãi) và các hộ lân cận, bánh thuẫn, mì xốp, nổ được này trang trọng ngay giữa gian hàng.
Theo chị Vân, lượng bánh cổ truyền bán cho các bạn hàng ngoại tỉnh nhiều hơn là người tiêu dùng trong tỉnh. Lý giải chuyện này, chị Vân cho rằng bạn hàng từ miền Nam ra bỏ bánh tết cho mình xong thì cũng mua vài thùng bánh cổ truyền Quảng Ngãi vào bán. “Bánh tết thì đa dạng nhưng bánh cổ truyền đang có chỗ đứng trở lại trong những ngày xuân và được người dân tin dùng” - chị nói.
Theo Trần Mai (báo Tuổi Trẻ)
Du lịch, GO!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment