(Giải trí) - Một vị giám đốc nọ ra đến nước ngoài rồi mà đành phải chờ đến giờ bay trở về nước do bị từ chối nhập cảnh Nam Phi. Lý do? Hộ chiếu của ông chỉ còn đúng một trang trống. Một nhà báo kỳ cựu cũng bị khước từ nhập cảnh Philippines với lý do hộ chiếu mới vừa hết hạn trước đó 5 ngày. Đây chỉ là hai trong số nhiều chuyện rắc rối liên quan cuốn hộ chiếu.
Năm mới đến gần, rất có thể quyển hộ chiếu của bạn cũng đến lúc phải được đổi mới, sẵn sàng cho những hành trình khám phá thú vị và thông suốt. Cuốn hộ chiếu có ý nghĩa gì với bạn? Nó có thể cho biết quốc tịch của bạn hoặc khả năng sống, làm việc ở một quốc gia nào đó và chắc chắn kèm theo đó là những hư cấu mà chẳng mấy loại giấy tờ nào khác có được.
Vì vậy, có lẽ bạn nên xem hộ chiếu của mình như một biểu tượng nhỏ của những niềm vui và điều phiền toái trong các chuyến du lịch, một quyển sổ có vải bọc màu xanh, chứng nhận bạn có quyền tự do phiêu du khám phá thế giới, tìm hiểu các quốc gia và nền văn hóa nước ngoài, nếm thử các món ngon, thức uống độc đáo, chọn mua những món quà lưu niệm rẻ mà quý giá.
Thế nhưng có điều trớ trêu là khi hệ thống hộ chiếu hiện đại được lập ra như một hệ quả của Thế chiến thứ nhất, nhằm kiểm soát người qua lại biên giới, nó bị vài chỉ trích vì xâm phạm quyền tự do dân sự. Dù đúng hay sai, quyển hộ chiếu đã tỏ rõ quyền hạn của các chính phủ ngày nay.
Hộ chiếu đầu tiên có hình thức như một giấy thông hành an toàn. Kinh Cựu ước đã nói đến một lá thư được xem là tấm hộ chiếu đầu tiên trên thế giới, cấp cho ông Nehemiah vào năm 450 trước CN với cuộc hành trình từ vùng Iraq đến Israel ngày nay: "Nếu đẹp lòng đức vua, xin hạ lệnh cấp chiếu thư cho thần đem tới các trưởng vùng bên kia sông Êu-phơ-rát, để họ cho phép thần đi đến tận xứ Giu-đa".
Những giấy thông hành này tiếp tục được cấp tại châu Âu vào thời Trung cổ, cho phép người mang hộ chiếu tự do đi lại, được hỗ trợ và bảo vệ khi cần thiết.
Vua Henry V nước Anh được coi là người thực sự phát hành hộ chiếu đầu tiên, cho phép thần dân chứng minh danh tính ở các vùng đất nước ngoài. Điều này được đề cập lần đầu tiên trong một đạo luật quốc hội năm 1414 và sau này trong vở kịch lịch sử Henry V của thi hào tài danh Shakespeare.
Từ "hộ chiếu" được cho là có nguồn gốc từ chữ "passer" (đi qua) và "port" (cổng hoặc cảng) tiếng Pháp, do tại Pháp, dưới triều vua Louis XIV khái niệm này đã trở nên phổ biến. Vị "Vua Mặt trời" này được biết đã cấp giấy thông hành với chữ ký của mình cho các sủng thần trong triều đình. Năm 1793, Anh đã buộc phải làm hộ chiếu, hy vọng sẽ theo dõi việc qua lại eo biển Anh từ đất Pháp, nơi phong trào cách mạng được tự do hoạt động.
Loại giấy này được cấp với giá không hề rẻ: hộ chiếu cấp cho John Stepney năm 1778 có giá tương đương trên 1.000USD ngày nay. Đến năm 1800, hầu hết các nước châu Âu đều cấp hộ chiếu và như ngày nay, du khách thường được yêu cầu có thị thực khi sang các nước khác. Dulichgo
Vào thế kỷ XIX, du lịch quốc tế tăng trưởng nhanh kéo theo sự phát triển nhiều hệ thống hộ chiếu, nhưng trên thực tế lại có hiệu quả trái ngược. Do rất nhiều người du lịch giữa các quốc gia, hệ thống rơi vào tình trạng hỗn loạn và Pháp đã bãi bỏ hộ chiếu vào năm 1861, tiếp theo là nhiều nước châu Âu khác.
Khi Thế chiến thứ nhất xảy ra, các nước châu Âu bắt đầu thắt chặt biên giới và nhiều hộ chiếu được phục hồi. Đây không chỉ là vấn đề an ninh quốc gia và kiểm soát việc đi lại trong nước. Để chuẩn bị cho chiến tranh, các chính phủ có lý do buộc phải kiểm soát việc ra nước ngoài của nam công dân trong độ tuổi chiến đấu.
Năm 1915, hộ chiếu được tuyên bố bắt buộc đối với đàn ông Úc trong độ tuổi quân đội và từ đó trở đi, mọi người trên tuổi 15 đều được yêu cầu phải có một hộ chiếu để đến hoặc rời khỏi Úc.
Sau chiến tranh, Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc) đã tổ chức một hội nghị ở Paris nhằm thỏa thuận về tiêu chuẩn của hộ chiếu được các nước thành viên phát hành và cuối những năm 1920, hộ chiếu đã trở thành bắt buộc.
Cuối năm 1929, Bộ trưởng Nội vụ Úc Arthur Blakeley tuyên bố hệ thống hộ chiếu đã được chính thức áp dụng. Chính phủ Úc bắt đầu phát hành hộ chiếu sau khi Liên bang Úc ra đời năm 1901, mặc dù các quy định về hộ chiếu đầu tiên của liên bang chưa được giới thiệu cho đến năm 1912.
Trên trang mạng của mình, Văn phòng Hộ chiếu Úc cho thấy lịch sử hộ chiếu phản ánh sự phát triển của xã hội Úc, chịu ảnh hưởng bởi các bản sắc dân tộc, một cộng đồng đa văn hóa và "nền tảng pháp luật của hộ chiếu cũng phản ánh sự phát triển quan điểm về giới tính, gia đình và các thổ dân Úc".
Ví dụ, một ghi chép từ năm 1934 ở Văn phòng Sở Nội vụ Úc mô tả việc từ chối cấp hộ chiếu cho một phụ nữ độc thân bị thiểu năng đầy tai tiếng, để cùng một người đàn ông ra nước ngoài và một người khác tìm cách ra nước ngoài kết hôn, trái với mong muốn của cha mẹ. Mãi đến năm 1983, phụ nữ Úc mới được cấp hộ chiếu mà không cần sự cho phép của chồng.
Ngoài ra, nhiều cải tiến về bảo mật cho hộ chiếu đã được thực hiện, đặc biệt sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 ở Mỹ. Úc đã sớm áp dụng hộ chiếu sinh trắc học, hoặc "epassports", kết hợp một con chip có chứa thông tin cá nhân để xác minh danh tính người sở hữu.
Những hộ chiếu này đã gây tranh cãi vài nơi, một số đối thủ cho rằng chúng dễ bị lỗ hổng bảo mật và gian lận, có người chỉ trích nói hệ thống hộ chiếu từ hơn một thế kỷ qua đã đụng chạm đến quyền tự do dân sự.
Thế giới ngày càng trở nên ít phụ thuộc vào giấy tờ và an ninh sân bay cũng hơn bao giờ hết được trang bị công nghệ cao, nên có vẻ hợp lý để tự hỏi, liệu hộ chiếu còn vai trò nào cho chuyến du lịch trong tương lai.
Vài năm trước, một công ty Đức thậm chí còn sản xuất thử nghiệm một mẫu hộ chiếu có tích hợp màn hình để hiển thị góc nhìn 3600 của chủ sở hữu. Một tranh luận khác về khả năng kết hợp thêm thông tin sinh trắc học, từ nhận biết giọng nói, nhịp tim và mùi cơ thể.
Và rồi, tùy vào mùi hương của riêng cá nhân bạn, nét hư cấu vốn có của tấm hộ chiếu ngày nào có thể sẽ chẳng còn.
Top 10 hộ chiếu được nhiều miễn trừ visa
173 quốc gia, lãnh thổ: Anh,
Thụy Điển, Phần Lan
172: Mỹ, Đức, Luxembourg, Đan Mạch
171: Bỉ, Ý, Hà Lan
170: Canada, Pháp, Ireland, Nhật,
Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
168: Áo, New Zealand, Thụy Sĩ
167: Úc, Hy Lạp, Singapore
166: Hàn Quốc
165: Iceland
163: Malaysia, Malta
159: Liechtenstein
Theo Nguyễn Anh (Doanh Nhân Sàigòn)
Du lịch, GO!
Wednesday, February 18, 2015
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment