Các phượt thủ Việt Nam nếu đã chán leo núi thì sao lại không lên đường chinh phục những ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam nhỉ? Dưới đây là 5 ngọn hải đăng cao nhất mà bạn có thể khám phá trong năm 2015.
1. Hải đăng Lý Sơn – Quảng Ngãi (45m)
Không chỉ nổi tiếng với danh xưng "Vương quốc tỏi" cùng món đặc sản gỏi tỏi, đảo Lý Sơn còn được biết đến và yêu thích với ngọn hải đăng nằm ở phía Đông đảo Lý Sơn thuộc xã Lý Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được đưa vào hoạt động năm 1898.
Với chiều cao 45 m, đây là ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại và có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải Việt Nam.
Điều tuyệt diệu nhất là khi đứng ở trên đỉnh cao nhất của ngọn hải đăng chúng ta có thể nhìn toàn cảnh hòn đảo với bốn bề là biển cả: những con sóng miệt mài xô bờ đá, những ruộng hành, ruộng tỏi tuyệt đẹp và những con thuyền nhỏ bé xinh xinh. Nhưng có lẽ cảm giác khó quên nhất là cảnh hoàng hôn đỏ rực bao trùm biển khơi.
2. Hải đăng Đá Lát – Khánh Hòa (42m)
Khánh Hòa là tỉnh duy nhất có 2 ngọn hải đăng nằm trong top 7 ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam. Và cả 2 ngọn hải đăng này đều nằm trên đảo thuộc xã đảo Trường Sa, huyện Trường Sa.
Hải đăng Đá Lát được đặt trên đảo Đá Lát ở vị trí cực Tây quần đảo. Hải đăng được xây dựng năm 1994 có tác dụng chỉ vị trí đảo, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa định hướng và xác định được vị trí của mình. Dulichgo
Hải đăng Đá Lát được xây dựng trên nền san hô cách nơi ở của hải quân hơn 300 m về phía Bắc, có kết cấu bằng sắt thép với những lỗ xiên hoa. Chiều cao tháp đèn là 42 m, tầm hiệu lực ban ngày là 15 hải lí còn ban đêm là 18 hải lí.
3. Hải đăng Kê Gà – Bình Thuận (41m)
Hải đăng Kê Gà (hoặc Khe Gà) ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây là một ngọn tháp cao thắp đèn dùng cho tàu thuyền giao thông trong khu vực và đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế đây vẫn chưa phải là ngọn hải đăng cao nhất.
Bên trong hải đăng có 183 bậc thang xoáy trôn ốc bằng thép dẫn đến đỉnh hải đăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn. Xung quanh chân hải đăng có hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ cuối thế kỷ trước đến nay còn nguyên, toả bóng mát quanh năm.
Vật liệu xây cất được đưa từ Pháp sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh và máy phát điện. Hiện nay, hòn đảo Khe Gà và ngọn hải đăng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, hải đăng Khe Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo. Dulichgo
4. Hải đăng Song Tử Tây – Khánh Hòa (38m)
Ngọn hải đăng Song Tử Tây, một trong 9 ngọn hải đăng trên quần đảo Trường Sa được xây dựng năm 1993. Ở đảo Song Tử Tây ngọn hải đăng được xây theo hình tháp tròn phía đông đảo, đón những tia nắng đầu tiên buổi sớm. Đứng từ độ cao 38 mét của ngọn hải đăng, chúng ta có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp xanh tươi mà bình dị của hòn đảo.
Suốt 20 năm qua, ngọn hải đăng vẫn đêm đêm cần mẫn đảm bảo an toàn hàng hải cho vùng biển có bán kính rộng khoảng 18 hải lí quanh đảo Song Tử Tây. Nhìn từ xa, Hải đăng Song Tử Tây giống như một cây bút, nổi bật giữa màu xanh của những tán phong ba, bão táp.
5. Hải đăng Ba Lạt – Thái Bình (34m)
Hải đăng Ba Lạt nằm trên cồn Vành thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Được xây dựng năm 1962, đèn ven biển này giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Thái Bình - Nam Định định hướng và định vị. Tháp đèn có dạng hình trụ với màu xám sẫm. Ngọn đèn này là một đôi mắt vô cùng quan trọng với tàu thuyền đánh bắt và vận tải trong khu vực.
Đến thăm hải đăng Ba Lạt, bạn không chỉ có cơ hội trải rộng tầm mắt của mình ngắm nhìn toàn cảnh cửa sông Ba Lạt, khám phá hành trình của các con sông ra biển và những kiểu sinh cảnh độc đáo ở cửa sông ven biển mà còn có cơ hội tìm hiểu công việc của các chiến sỹ biên phòng, cách thức hoạt động và tầm quan trọng của những con mắt thức thâu đêm của biển.
Theo Nhân Mã (Gia Đình VN)
Du lịch, GO!
Sunday, March 1, 2015
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment