(DVO) - Không biết từ bao giờ, con đường qua đồng đất bãi nối đê hữu sông Đáy với Đập Tràn Phùng trên Quốc lộ 32 cũ được mang tên: “Đường Rặng Nhãn”? Chỉ biết rằng, rặng nhãn của xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội này đã gắn với ký ức tuổi thơ của nhiểu thế hệ người dân sống bên con sông Đáy hiền hòa thơ mộng, ngày đêm “chậm nguồn về Phủ Quốc”...
Theo các cụ cao niên ở đây thì rặng nhãn được trồng trong dịp Tết trồng cây đầu tiên do Bác Hồ phát động, giống cây lấy từ Hưng Yên. Trải qua gần 60 năm, vượt qua thử thách của bão lũ, đạn bom, Rặng Nhãn quê hương vẫn luôn xanh tốt và cho hoa trái bội thu.
Con đường mang tên Rặng Nhãn ban đầu chỉ là con đường đất rải sỏi, qua nhiều lần tu sửa nâng cấp, nay đã được rải bê tông nhựa, phục vụ đi lại của dân cư trong vùng và du khách về với chùa Thày, chùa Tây Phương…
Vào những ngày nắng, dọc hai bên đường dưới tán lá nhãn dịu mát thanh bình, thấp thoáng quán cóc bán hàng của những người cao tuổi trong làng.
Nếu bạn dừng chân, ngồi uống cốc nước mía trồng ở đất bãi sông Đáy, bạn sẽ được nghe các cụ kể chuyện về miền đất chân chất quý người của Xứ Đoài xưa, và đặc biệt là những giai thoại gắn với ý thức gìn giữ và tình cảm của người dân Hiệp Thuận đối với Đường Rặng Nhãn – một biểu tượng đẹp của quê hương! Dulichgo
Theo Nguyễn Bình (Dân Việt)
Du lịch, GO!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment