Thanh Hóa có hồ Sông Mực khá nổi tiếng (người dân địa phương còn gọi là hồ Bến Mẩy, nằm trong đia phận Vườn Quốc gia Bến En). Hồ thuộc hai huyện Như Thanh, Như Xuân, lúc nào cũng đầy nước với bốn mùa trong xanh, phẳng lặng như gương giữa đại ngàn.
Chuyện kể rằng, thuở trời đất còn hỗn mang, có một con mực khổng lồ là con của Long Vương ham cảnh đẹp nơi đây, mải chơi đến nỗi quên lối về. Khi nước rút, mực bị mắc cạn nên cố vùng vẫy rồi chết, vết tích còn lưu đến bây giờ. Nơi mực chết tạo thành hồ Bến En, tua mực là các con suối. Có truyền thuyết đó là do hồ có các nhánh giống như tua của con mực.
Còn tên Bến En là do ngày xưa đông người dân ở đây đánh bắt cá nên khi cập vào bến người hay chen chúc nhau. Từ “En” là từ cổ ở địa phương có nghĩa là chen lấn.
Hồ Sông Mực nằm trong VQG Bến En được hình thành bởi con sông Mực và 4 con suối Hậu, Thổ, Cốc và Tây Tọn cùng với 21 hòn đảo trên mặt hồ, tạo nên cảnh quan vô cùng hấp dẫn. Hồ rộng 4.000ha, sâu hàng chục mét. Hồ Sông Mực được chia làm hai hồ: Hồ Thượng rộng hơn 3.000ha, hồ Hạ 800ha. Mang tên là Sông Mực nhưng nước hồ lúc nào cung trong veo.
Những hòn đảo lớn nhỏ trên lòng hồ phủ cây rừng cây xanh tốt, đây cũng là nơi trú ngụ của các loài chim, nhiều loài động – thực vật quý hiếm. Nơi đây có nhiều loài động vật nằm trong sách đỏ như voi, bò tót, gấu ngựa, báo lửa, khỉ mặt đỏ, vượn bạc má…
Dulichgo
Núi rừng thả những chiếc bóng lớn thẫm xanh trầm mặc, mây trắng bồng bềnh thỏa sức ngao du suốt các chiều dài rộng của hồ, thật thi vị. Nếu du khách đi thuyền tham quan có thể ghé qua hòn Tình Yêu hay đảo Đôi với những thân cây mọc thành từng đôi, cặp, quấn quýt bên nhau như tình yêu đôi lứa…
Trong lòng của thắng cảnh hồ Sông Mực này còn ẩn chứa nhiều câu chuyện về một loài cá nước ngọt khổng lồ: đó là cá mè hồ Sông Mực. Theo câu chuyện của những cư dân sống quanh hồ thì loài cá sinh trưởng nơi đây có vóc dáng to lớn lạ thường, nặng đến cả tạ, trông như những chiếc cột đình bơi lội vẫy vùng dưới nước.
Trong hồ có hàng chục loài cá, nhưng không phải bất cứ loài cá nào cũng vậy, đặc biệt chỉ có loài cá mè mới thế. Cá mè trắng đã to, nhưng về kích thước và trọng lượng thì kỷ lục đích thực phải là loài cá mè hoa.
Thịt cá rất thơm ngon, ngậy mỡ, chế biến các món luộc, hấp rất hợp. Hiếm gia đình nào có thể tự ăn hết một con cá, bởi chỉ riêng một chiếc đầu cá (loại cá 10 kg) cũng cần đến năm, sáu gia đình chung nhau mới có thể ăn hết.
Dulichgo
Từ tháng 3 năm 2008, nhà máy thuỷ điện Sông Mực đã được vận hành, hòa lưới điện Quốc gia. Nhà máy gồm 2 tổ máy, có tổng công suất lắp máy 2000KW, công suất đảm bảo 600KW, phát điện theo chế độ tưới, lấy nước qua cống dưới đập của hồ Sông Mực. Nhà máy khai thác nguồn thuỷ năng và mỗi năm sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 7,21 triệu kWh.
Du lịch, GO! tổng hợp
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 nhận xét:
Post a Comment